Thời gian làm việc: Từ 8h00 đến 22h00

Cách sử dụng máy lạnh vào mùa nắng nóng hiệu quả và tiết kiệm điện

Vào mùa nắng, nhu cầu sử dụng máy lạnh tăng cao khiến chi phí điện năng trở thành mối lo ngại cho nhiều gia đình. Làm thế nào để tận hưởng không khí mát mẻ mà vẫn tiết kiệm tối đa chi phí điện? Thực tế, với một số mẹo nhỏ và thói quen sử dụng hợp lý, bạn hoàn toàn có thể giảm hóa đơn tiền điện mà vẫn giữ cho không gian sống luôn thoáng mát, dễ chịu. Dưới đây là những mẹo sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện tối đa vào mùa nắng, giúp bạn tận dụng tối đa hiệu quả của máy lạnh mà không phải lo lắng về chi phí điện năng.

1 .Chọn mua máy lạnh Inverter


Ngoài chức năng tiết kiệm điện thì máy lạnh Inverter còn chạy êm, mát sâu, hơi lạnh tỏa đều khắp trong phòng.

Sử dụng dòng gas R32  R410A, máy lạnh Inverter có giá thành cao hơn so với máy lạnh mono, tuy nhiên nếu xét về lâu dài thì máy lạnh Inverter là giải pháp tiết kiệm chi phí tối ưu nhất.

2. Chọn công suất máy lạnh phù 

Lựa chọn công suất máy phù hợp với diện tích phòng sẽ giúp cho máy làm lạnh nhanh và sâu hơn

Công suất máy quá nhỏ, nhưng diện tích phòng quá lớn sẽ khiến cho máy hoạt động liên tục nhưng không đủ lạnh

Điều này sẽ khiến cho thiết bị tiêu hao nhiều điện năng một cách lãng phí

Công thức tính công suất máy lạnh chủ yếu dựa vào diện tích hoặc thể tích không gian cần làm lạnh. Ta có thể áp dụng công thức: 1 m2 x 600 BTU

Trong đó:

BTU là đơn vị nhiệt của Anh, được dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi hoặc làm lạnh.

Ví dụ: Phòng có diện tích 15 m2 quý khách sẽ tính được: 15 m2 x 600 BTU = 9.000 BTU (9.000 BTU tương đương với máy lạnh 1 HP)

3.Chọn vị trí đặt điều hòa

Nếu có thể, bạn hãy lắp dàn lạnh của điều hòa ở vị trí giữa hòng để đảm bảo luồng khí lạnh được phân bổ đều khắp phòng. Bạn hạn chế lắp đặt ở các vị trí dễ gây thất thoát khí lạnh như cửa ra vào, cửa sổ hoặc góc phòng.

Dàn nóng nên được che đậy, đặt ở nơi có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh tối thiểu là 3 mét và tối đa là 15 mét để luồng khí gas được luân chuyển thuận lợi.

Cần lưu ý về vị trí lắp đặt điều hòa

4.Đảm bảo khu vực mở điều hòa được đóng kín

Khi sử dụng điều hòa, bạn hãy đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào để không bị thất thoát hơi lạnh, nếu không máy sẽ phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo duy trì nhiệt độ đã cài đặt. Nếu cửa sổ của bạn nằm ở hướng ánh nắng mặt trời chiếu vào, hãy trang bị thêm rèm cửa để hạn chế nhiệt độ trong phòng tăng.

5. Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh phù hợp

Nhiệt độ máy lạnh phù hợp nhất cho mọi căn phòng dao động từ 23 – 27 độ C. Không nên điều khiển nhiệt độ ở mức thấp nhất để làm mát rồi sau đó tăng lên lại nhé. Điều này không những làm máy lạnh hao tốn điện năng mà còn làm giảm tuổi thọ vì chúng phải hoạt động hết công suất.


Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Bạn có thể đặt lại nhiệt độ trước 1-2 tiếng khi ngủ ở mức 25 – 29 độ C để đảm bảo người sử dụng không cảm thấy quá lạnh.

6.Bảo dưỡng vệ sinh máy lạnh định kỳ

Bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh định kỳ là bước quan trọng để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ. Khi sử dụng lâu ngày, bụi bẩn, vi khuẩn và các chất gây ô nhiễm sẽ bám vào dàn lạnh, làm cản trở luồng khí, khiến máy lạnh phải làm việc nhiều hơn để đạt nhiệt độ mong muốn. Điều này không chỉ làm giảm khả năng làm mát mà còn gây tiêu hao điện năng và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là về đường hô hấp.

 

7.Không bật tắt điều hòa liên tục

Bạn không nên tắt máy khi cảm thấy đủ độ lạnh và bật lại máy khi thấy nóng lại vì cách này khiến máy phải khởi động lại với công suất lớn và làm lạnh lại từ đầu, khiến máy tiêu thụ nhiều điện năng hơn và dễ giảm tuổi thọ.

Đa số điều hòa sẽ hoạt động với công suất thấp khi phòng đã đạt đến nhiệt độ cài đặt nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu thấy quá lạnh, bạn hãy tăng nhiệt độ lên thay vì tắt máy và bật lại từ đầu.

Hạn chế tắt bật điều hòa liên tục
Messenger Phone 0982421625 Phone 0385311413